Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phải đối mặt với nhiều thảm họa về bệnh truyền nhiễm, trong đó có Covid-19, cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phải đối mặt với nhiều thảm họa về bệnh truyền nhiễm, trong đó có Covid-19, cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ.
Thông tin được Thiếu tướng Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết tại Hội thảo khoa học Bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm của bệnh viện, ngày 11/12. Đây là dịp các chuyên gia, bác sĩ cập nhật những kiến thức mới của chuyên ngành truyền nhiễm.
Thiếu tướng Song cho biết vài thập kỷ gần đây, thế giới chứng kiến sự đột biến đáng báo động của các căn bệnh truyền nhiễm mới như Covid-19, cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ.
Như tại Bệnh viện 108, TS.BS Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Lâm sàng Các bệnh Truyền nhiễm, cho biết thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nặng như sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn gram âm, bệnh whitmore... Đặc biệt, số ca sốt xuất huyết nặng tăng cao với các triệu chứng tiểu cầu hạ nhanh, sốc xuất huyết, suy đa tạng. Tuần trước, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận một số nước trong khu vực gia tăng ca bệnh đường hô hấp, cúm, Covid, vì vậy Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo người dân phòng dịch.
"Đây là thách thức lớn đòi hỏi việc cập nhật những kiến thức mới của chuyên ngành truyền nhiễm là rất quan trọng và cần thiết", Thiếu tướng Song nói.
Thiếu tướng PGS.TS Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện 108, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Nguyên nhân khiến các bệnh truyền nhiễm tăng là hệ thống miễn dịch con người thay đổi, suy giảm sau đại dịch Covid. Ngoài ra, bản thân tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus có xu hướng lẩn tránh hệ miễn dịch, kháng thuốc, khiến việc điều trị khó khăn, kéo dài, gây tốn kém, tăng nguy cơ tử vong.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đứng thứ 11 trên toàn cầu về tiêu thụ thuốc kháng sinh, 71% sử dụng cho vật nuôi, 28% cho người. Trong đó, 1/3 số kháng sinh sử dụng ở Việt Nam được cho là không phù hợp. Phần lớn thuốc kháng sinh ở nước ta được bán không có đơn của bác sĩ, nhiều trường hợp cảm lạnh thông thường tự mua kháng sinh về sử dụng.
Theo một nghiên cứu về sử dụng kháng sinh không theo đơn trên toàn cầu, tỷ lệ tự mua thuốc kháng sinh tại cộng đồng ở Việt Nam là 62%, cao hơn nhiều so với các nước như Trung Quốc là 36%, Indonesia 17%, Ấn Độ 18%, còn Anh chỉ 3%.
Đặc biệt, hiện nay việc nghiên cứu tìm ra kháng sinh mới rất khó khăn. Nhiều năm nay, các nhà khoa học trên thế giới chỉ tìm một vài kháng sinh mới để phục vụ điều trị.
Trước bối cảnh này, Bệnh viện 108 đã phối hợp các chuyên khoa, nghiên cứu tác nhân gây bệnh, sử dụng kỹ thuật hiện đại như sinh vật phân tử để xác định ADN của vi khuẩn, kỹ thuật cấy máu, định danh vi khuẩn, để phát hiện tác nhân. Từ đó làm kháng sinh đồ, lựa chọn kháng sinh còn nhậy, tác dụng tốt, để xây dựng phác đồ, điều trị hiệu quả.
Mỗi năm, Viện Lâm sàng Các bệnh Truyền nhiễm khám bệnh kê đơn điều trị ngoại trú cho 60.000 lượt, điều trị nội trú khoảng 4.500 bệnh nhân. Nơi này cũng cấp cứu, điều trị thành công nhiều bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm khó chẩn đoán, hiếm gặp, nguy hiểm, bệnh kết hợp với bệnh nền nội - ngoại khoa phức tạp.
*** Nguồn được lấy từ Internet, nội dung chỉ để tham khảo, không phải hướng dẫn trị liệu!
Phòng Khám Đa Khoa Đại Lộ Bình Dương địa chỉ: 54 Đại lộ Bình Dương, Bình Hòa, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương
- Đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 02747302677 để được đăng ký khám sớm không mất công chờ đợi.
- Đặt lịch hẹn thăm khám trên KHUNG TƯ VẤN online để ĐƯỢC hưởng ưu đãi: