Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe?

Đánh giá bài biết: 2/10

Tình trạng rối loạn tiêu hóa hoàn toàn có thể được cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Vậy người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn 11 loại thực phẩm tốt nhất cho người gặp vấn đề về đường tiêu hóa và 5 loại thực phẩm cần tránh.

02747302677 Lượt xem: 100

  Tình trạng rối loạn tiêu hóa hoàn toàn có thể được cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Vậy người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn 11 loại thực phẩm tốt nhất cho người gặp vấn đề về đường tiêu hóa và 5 loại thực phẩm cần tránh.

1. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

  Nếu chưa biết người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, bạn hãy tham khảo gợi ý như chuối, dứa, bơ, sữa chua, khoai lang,.. Chúng đều chứa thành phần dưỡng chất lành tính, hỗ trợ chức năng của đường ruột.

  1.1. Chuối chín

  Chuối là loại trái cây rất tốt cho đường tiêu hóa. Trong loại trái cây này chứa nhiều Kali, Vitamin C, Vitamin B6, Vitamin B12, Vitamin D. Đặc biệt, chuối còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất điện giải, giúp giảm tình trạng tiêu chảy, ngăn chặn cơ thể mất nước.

  Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe?

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? - bạn hãy lựa chọn chuối

  Mặt khác, chất xơ hòa tan tìm thấy trong loại trái cây này sẽ giúp hấp thụ lượng chất lỏng tồn dư ở dạ dày, kích thích sản sinh lợi khuẩn.

  1.2. Trái bơ

  Chất xơ cùng lượng chất béo không bão hòa là dưỡng chất nổi bật nhất trong trái bơ. Những dưỡng chất này tham gia vào quá trình kích thích hoạt động của đường tiêu hóa. Ngoài ra, lượng Vitamin A tìm thấy ở loại trái cây này còn hỗ trợ hình thành lớp màng bảo vệ niêm mạc đường ruột, giảm tiêu chảy nhanh.

  1.3. Trái dứa

  Chất xơ lành tính từ trái dứa có khả năng thúc đẩy hấp thụ protein của cơ thể. Nhờ vậy, cảm giác khó chịu như chướng bụng, ợ hơi sẽ giảm hẳn. Nếu đang bị khó tiêu, bạn hãy ăn dứa cùng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa khác.

  Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe?

Chất xơ trong dứa rất tốt cho đường tiêu hóa

  1.4. Gừng

  Gừng vốn tập trung nhiều chất kháng viêm, giúp giảm triệu chứng đầy hơi và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Mặt khác, một số hợp chất tìm thấy trong gừng tươi còn đẩy lùi hiệu quả tình trạng đầy hơi, giảm táo bón, giúp dạ dày co thắt nhịp nhàng hơn.

  Nếu thường xuyên bị buồn nôn do rối loạn tiêu hóa hoặc ốm nghén, bạn hãy thử nhấm nháp một vài miếng gừng hoặc uống trà gừng, triệu chứng sẽ thuyên giảm đáng kể.

  1.5. Khoai lang

  Khoai lang là lựa chọn không nên bỏ qua cho người đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Loại củ này chứa nhiều Vitamin, chất xơ cùng khoáng chất có lợi, hỗ trợ giảm tình trạng viêm loét dạ dày.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe?

Khoai lang - lựa chọn hoàn hảo cho người bị táo bón

  Đặc biệt, lượng chất xơ trong khoai lang sẽ kích thích khả năng tiêu hóa, giúp giảm nhanh hiện tượng khó tiêu, táo bón.

  1.6. Sữa chua

  Sữa chua chứa một lượng dưỡng chất có lợi. Trong đó, lợi khuẩn ở trong sữa chua có khả năng tham gia vào quá trình cân bằng môi trường vi khuẩn trong đường ruột. Từ đó giúp giảm nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, đi ngoài mất kiểm soát.

 Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe?

Sữa chua - chọn lựa lý tưởng cho người bị rối loạn tiêu hóa

  Chỉ cần duy trì thói quen ăn 1 đến 2 hũ sữa chua mỗi ngày, bạn sẽ cảm nhận rõ hiệu quả tích cực của loại sữa này đến đường ruột.

  1.7. Trái táo

  Trong mỗi trái táo thường tập trung hàm lượng lớn pectin. Đây là một loại chất xơ dễ dàng hòa tan nhanh, tham gia hiệu quả vào quá trình duy trì hoạt động của đường tiêu hóa.

  Lượng chất xơ này không chỉ hấp thụ vào ruột non mà còn xâm nhập cả vào ruột kết. Tại đây, pectin kết hợp cùng lợi khuẩn sẽ đẩy nhanh tốc độ đào thải phân, giảm táo bón.

  1.8. Hạt chia

  Hạt chia giàu chất xơ và loại chất xơ này tương tự một dạng gelatin tự nhiên của dạ dày. Chức năng của chất xơ trong hạt chia là duy trì mật độ lợi khuẩn lý tưởng của đường ruột, giảm nhanh chứng táo bón thường gặp.

  1.9. Đu đủ chín

  Đu đủ chín rất giàu enzyme papain. Loại enzyme này tham gia trực tiếp vào quá trình phá vỡ protein, giúp cơ thể hấp thụ protein nhanh hơn, hạn chế tình trạng tiêu hóa kém.

  Mặt khác, enzyme papain cũng được chứng minh là có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị hội chứng ruột kích thích.

  1.10. Cá hồi

  Chất béo trong cá hồi thuộc nhóm chất béo lành tính, tốt cho não bộ, thị lực và các cơ quan khác. Đặc biệt, Omega 3 trong loại cá này còn được chứng minh là có thể làm giảm viêm ruột, giảm kích thích khó chịu.

  1.11. Các loại rau xanh

  Rau xanh nói chung đều rất giàu Vitamin, chất xơ cần thiết cho hoạt động của đường tiêu hóa. Nếu duy trì đường ruột khỏe mạnh, giảm táo bón, bạn cần tích cực bổ sung rau xanh trong chế độ ăn uống mỗi ngày.

2. Các nhóm thực phẩm không phù hợp cho người bị rối loạn tiêu hóa

  Bên cạnh nhóm thực phẩm có lợi, người bị rối loạn tiêu hóa nên tìm hiểu một vài nhóm thực phẩm, đồ uống không nên dùng thường xuyên.

  2.1. Thực phẩm dùng khi còn tươi sống

  Thực phẩm chưa qua chế biến thường chứa nhiều ký sinh trùng, vi sinh vật không tốt cho đường ruột. Do đó nếu đang bị rối loạn tiêu hóa, bạn tốt nhất không ăn những loại thực phẩm chưa qua chế biến như gỏi, đồ sống, thực phẩm lâu ngày chưa qua chế biến kỹ.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe?

Người bị rối loạn tiêu hóa không nên dùng thực phẩm tươi sống

  2.2. Thực phẩm giàu axit

  Hoa quả hay rau xanh nói chung đều rất tốt cho hệ tiêu hóa. Thế nhưng, những loại trái cây chứa hàm lượng cao axit như chanh, quất,... lại không phải lúc nào cũng có lợi cho hoạt động của đường ruột.

  Hàm lượng cao axit dễ khiến tình trạng đầy hơi diễn biến nghiêm trọng hơn. Nhất là khi đang bị tiêu chảy, bạn lại càng không nên ăn nhiều thực phẩm giàu axit.

  2.3. Hoa quả sấy khô

  Đặc điểm chung của phần lớn các loại hoa quả sấy khô là hàm lượng đường rất cao. Mà lượng đường cao lại không có lợi cho đường ruột. Chúng được xem như một trong những nguyên nhân khiến cơ thể hay bị táo bón hoặc đi ngoài mất kiểm soát.

  2.4. Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ

  Thực phẩm cay nóng, chứa hàm lượng cao dầu mỡ đều không có lợi cho người bị rối loạn tiêu hóa. Vì lượng dầu mỡ cùng chất cay nóng sẽ vô tình tạo gánh nặng, khiến đường tiêu hoá phải làm việc nhiều hơn.

  2.5. Đồ uống dễ gây kích thích

  Ngoài đồ tươi sống, thực phẩm cay nóng và chứa dầu mỡ, hoa quả sấy khô, người bị rối loạn tiêu hóa cũng không nên dùng các loại uống kích thích. Có thể liệt kê như đồ uống có gas, đồ uống có cồn, cafe,...

3. Nguyên tắc áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học

  Muốn duy trì đường ruột khỏe mạnh đòi hỏi bạn phải áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học với một số nguyên tắc quan trọng sau:

  - Ưu tiên sử dụng thực phẩm sạch không sử dụng hóa chất gây hại.

  - Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đúng giờ, ăn đủ bữa (ngoài 3 bữa chính, bạn có thể bổ sung 2 bữa phụ).

  - Bạn hãy bổ sung rau củ quả có lợi cho đường tiêu hóa vào chế độ ăn mỗi ngày.

  - Cố gắng uống đủ nước (trung bình 2 lít nước/ngày). Bên cạnh nước lọc, bạn có thể dùng thêm cả nước khoáng giàu Kali và Magie cùng một số khoáng chất có lợi khác.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe?

Cơ thể cần bổ sung đủ nước để phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa

  Bài viết vừa chia sẻ một vài loại thực phẩm tốt và thực phẩm nên tránh cho người bị rối loạn tiêu hóa. Hầu hết rau xanh, trái cây đều có lợi cho đường ruột, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm này vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Hy vọng sau khi tham khảo bài tổng hợp này, bạn sẽ biết chính xác rối loạn tiêu hóa nên ăn gì!

*** Nguồn được lấy từ Internet, nội dung chỉ để tham khảo, không phải hướng dẫn trị liệu!

Phòng Khám Đa Khoa Đại Lộ Bình Dương địa chỉ: 54 Đại lộ Bình Dương, Bình Hòa, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương

- Đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 02747302677 để được đăng ký khám sớm không mất công chờ đợi.

- Đặt lịch hẹn thăm khám trên KHUNG TƯ VẤN online để ĐƯỢC hưởng ưu đãi:

  • Được ưu tiên thăm khám trước mà không cần phải chờ đợi, bốc số.
  • Được miễn phí sổ khám bệnh.
  • Được giảm chi phí khám lâm sàng.
  • Được yêu cầu, chỉ định bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và điều trị.
123